Những lưu ý khi thi công nhà xưởng tại TP.HCM

XÂY NIỀM TIN VÀNG - DỮ UY TÍN BẠC
C148 Đ. Lê Thị Riêng, khu dân cư Thới An, Quận 12
trannhuthao76@gmail.com
Follow us:
Những lưu ý khi thi công nhà xưởng tại TP.HCM
Những lưu ý khi thi công nhà xưởng tại TP.HCM
Hotline hỗ trợ 24H Hỗ trợ qua Zalo
Ngày đăng: 21/04/2024 02:38 PM

         Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp thường tiến hành đầu tư, xây dựng nhà xưởng để phục vụ cho công việc kinh doanh của công ty mình, nhất là đối với các doanh nghiệp ở thành phố lớn và phát triển như TP.HCM. Việc lựa chọn một nhà xưởng phù hợp còn tùy thuộc vào quy mô, điều kiện tài chính của từng doanh nghiệp và ngành nghề sản xuất.

         Để có được một công trình nhà xưởng đáp ứng đúng các tiêu chuẩn chất lượng, trong quá trình thi công chúng ta cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

    1. Phần móng

         Móng là phần cốt yếu, quan trọng nhất của tất cả các công trình xây dựng và nhà xưởng cũng vậy. Khi thiết kế phần móng, kiến trúc sư cần đặc biệt lưu ý thể hiện các thông số kĩ thuật một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Các vật liệu và chi tiết sử dụng để làm móng phải đủ đáp ứng các quy chuẩn, thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.

     

     

         Trong việc chọn vị trí đặt móng, đối với từng tính chất của nền đất mà chúng ta có những cách xử lý khác nhau:

    + Đối với nền đất yếu, đất bùn, cần gia cố thêm móng: sử dụng giải pháp cọc ép, cọc khoan nhồi…

    + Đối với nền đất cứng thì cứ tiến hành xây móng như bình thường, không cần gia cố thêm móng như ép cọc hay đóng cừ tràm.

    2. Phần nền

         Tùy thuộc vào chức năng sử dụng mà đơn vị thiết kế, thi công nhà xưởng có những cách bố trí thép sàn sao cho hợp lý nhất. Bên cạnh đó, độ dày của lớp bê tông nền cũng cần được quan tâm.

         Tùy thuộc vào ngành nghề, tính chất sản xuất của doanh nghiệp sẽ sử dụng máy móc có tải trọng lớn hay nhỏ mà độ dày bê tông nền sẽ khác nhau. Độ dài sẽ dao động từ 10,20,30 hay 50 cm. Sau khi phần bê tông nhà xưởng được thi công xong, xoa nền và sơn lớp epoxy lên mặt sàn để chống bám bụi và dễ dàng lau chùi, dọn vệ sinh.

     

     

    3. Phần kết cấu

         Trong quá trình xây dựng nhà xưởng, chủ đầu tư nên trao đổi thường xuyên với đơn vị thi công, giám sát số lượng vật tư để tránh trường hợp thiết hoặc thừa gây lãng phí hay ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

     

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline